Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10578
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
THÔNG TƯ SỐ 29 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN SẢN XUẤT NGÀNH Y TẾ

BỘ Y TẾ
*******

Số: 29-BYT-TT

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 27  tháng 10 năm 1964

 

 THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN SẢN XUẤT NGÀNH Y TẾ

Ngành y tế ngày càng phát triển, phải kiện toàn mở rộng màng lưới y tế tới xã. Điều kiện làm việc của cán bộ, công nhân viên chức trực tiếp sản xuất y cụ hóa dược và dược phẩm còn gặp nhiều khó khăn trong hoàn cảnh kinh tế của ta hiện nay, việc trang bị phòng hộ còn căn cứ khả năng tài chính của Nhà nước mà giải quyết dần từ thấp đến cao.

Yêu cầu chủ yếu của việc bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cho công nhân, viên chức là phải thường xuyên cải tiến bổ sung các thiết bị sản xuất, thiết bị an toàn và cải thiện điều kiện làm việc.

Dụng cụ phòng hộ là những phương tiện cần thiết làm tăng thêm điều kiện an toàn và bảo vệ sức khỏe công nhân khi các thiết bị an toàn chưa giải quyết hết được.

Chế độ trang bị phòng hộ của từng cơ sở trong các khâu sản xuất còn chênh lệch, tuy tính chất công việc tương tự giống nhau.

Các quy định về bảo quản, sử dụng, các hình thức khen thưởng, kỷ luật về bảo vệ tài sản chưa được chấp hành nghiêm chỉnh.

Để vận dụng các tiêu chuẩn trang bị phòng hộ về hệ thống sản xuất trong ngành y tế theo tinh thần thông tư của Bộ Lao động số 13-LĐTT ngày 29-6-1962 quy định nguyên tắc cấp phát, sử dụng và giữ gìn trang bị phòng hộ, được sự thỏa thuận của Bộ Lao động theo công văn số 1208-LĐ-BYT ngày 29-8-1964;

Để bảo vệ sức lao động và đảm bảo an toàn trong sản xuất, cải thiện dần điều kiện làm việc của công nhân, viên chức đồng thời để uốn nắn những thiếu sót tồn tại, Bộ Y tế ban hành chế độ này nhằm:

- Thống nhất những quy định, dựa trên tình hình thực tế từng cơ sở.

- Phân loại tính chất, điều kiện lao động cụ thể để trang bị phòng bộ cho thích hợp với sản xuất dược phẩm, hóa dược y cụ và thiết bị bệnh viện.

- Quy định trách nhiệm của từng đơn vị cơ sở trong việc mua sắm, cấp phát, theo dõi và nhiệm vụ bảo quản của cá nhân được trang bị dụng cụ phòng hộ lao động.

Những cán bộ, công nhân viên làm việc trong một hay nhiều điều kiện sau đây thì được trang bị các dụng cụ cần thiết:

1. Làm việc trực tiếp trong những nơi có các thuốc độc, gây dị ứng hơi độc, khí độc, hôi thối, bẩn thỉu nhiễm vào cơ thể dễ gây tai nạn, phát sinh bệnh nghề nghiệp hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe như:

- Buồng pha chế đóng gói quinacrine, aminazine, streptomicine.

- Lò thăng hoa nước đái bò làm acide benzoique.

- Phân xưởng phủ tạng.

- Tổ pha chế acide, ammoniac.

2. Làm việc ở một trong những điều kiện không bình thường như:

- Ánh sáng quá chói hại đến mắt, da.

- Buồng vô trùng để đóng gói streptomicine chống tác hại của tia tử ngoại và dị ứng với thuốc.

- Có nhiều bụi quá tiêu chuẩn quy định.

- Nóng hoặc lạnh quá mức bình thường.

- Dưới hầm kín, trong buồng kín thiếu không khí khó thở.

- Lầy lội, nước bẩn ăn lở loét chân tay.

- Tiếp xúc với vật nhọn, sắc cạnh, cọ sát của vật nặng ráp sù sì bị xây sát cơ thể;

- Tiếp xúc với vật bị đun, nung nóng, nước sôi, cô cao, có thể làm cháy, bỏng da thịt hoặc bị mảnh kim loại, thủy tinh bắn vào người, vào mắt.

3. Làm việc trong những điều kiện nguy hiểm như:

- Tiếp xúc với thiết bị có điện thế trên 36 vôn.

- Làm việc trên cao.

- Làm việc trực tiếp trong phòng máy chiếu cô-ban, chụp X quang, vật lý, bị nhiễm tia X, tia cực tím, tia phóng xạ cô-ban.

4. Những công việc ở đơn vị không làm thường xuyên nhưng cần đến, phải có dụng cụ phòng hộ, thì đơn vị được mua sắm một số dự phòng cho khi làm đến công việc đó.

Ví dụ: Dụng cụ cách điện, dây da an toàn, mặt nạ chống hơi độc.

5. Những người làm công việc không gây nhiễm độc và nguy hiểm mà chỉ làm trong thời gian ngắn sau đó đi làm việc khác, thì không theo tiêu chuẩn trang bị về quần áo, mũ, yếm, áo mưa… Nhưng đối với công việc dễ gây nhiễm trùng, nhiễm độc hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì mặc dù chỉ làm trong thời gian ngắn công nhân cũng phải được trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ an toàn mới được làm việc.

Ví dụ: Làm việc trên cao phải đeo dây an toàn, sử dụng máy chụp X quang phải có bình phong cản của tia X, trực tiếp với điện phải có găng ủng cách điện.

1. Công nhân viên chức trong biên chế Nhà nước.

2. Công nhân viên tạm tuyển, phụ động, hợp đồng thường xuyên.

3. Công nhân viên học nghề.

4. Học sinh, sinh viên đã hết hạn học ở trường được phân phối về thực tập tại các xí nghiệp.

5. Những nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ, nhân viên kiểm tra, hướng dẫn công tác và cán bộ lãnh đạo xí nghiệp khi tiếp xúc với công việc có một hay nhiều điều kiện nói trên cũng được trang bị phòng hộ theo quy định cho từng tính chất công tác. Những dụng cụ này chỉ được dùng chung cho phòng hay tổ công tác, chứ không trang bị cho cá nhân.

6. Những cán bộ, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ ở cơ sở như trưởng ban, đốc công, quản đốc trực tiếp làm nhiệm vụ hướng dẫn sản xuất, sửa chữa hoặc nghiên cứu hàng ngày phải làm việc trong những điều kiện nói trên cũng được trang bị cá nhân.

7. Công nhân ký hợp đồng làm khoán do cơ quan quản lý: tổ chức, nhân lực và kỹ thuật sản xuất, đã hưởng theo giá công chỉ đạo. Nếu hưởng giá khoán tự do, thì sẽ khấu hao trừ dần vào giá khoán.

8. Đối với dân công huy động theo nghĩa vụ, lao động thuê mướn, nói chung không sử dụng vào làm các việc dễ gây nhiễm độc và nguy hiểm nên chế độ phòng hộ không áp dụng. Tuy nhiên, trường hợp thật cần thiết phải sử dụng anh chị em đó làm những công việc có nguy hiểm, dễ nhiễm trùng độc (mặc dù thời gian ngắn), thì cơ quan sử dụng phải cho mượn những dụng cụ phòng hộ an toàn cần thiết.

1. Cán bộ, công nhân viên chức xí nghiệp tuy ở cơ sở trực tiếp sản xuất nhưng công tác không ở trong những điều kiện nói trên.

2. Những người hợp đồng, làm khoán tự do một công việc nhất định, hưởng một số tiền do hai bên thỏa thuận xong rồi thôi.

Những người nhận làm khoán gia công như: ký hợp đồng giao nguyên liệu, hóa chất, thu hồi thành phẩm, những người làm khoán hưởng theo giá cước vận tải, bốc dỡ do hợp tác xã quản lý mọi mặt, cơ quan sử dụng phải tham gia giáo dục, tổ chức giúp đỡ họ tự túc trang bị dần.

3. Những người thuê mướn công nhân tạm thời, có việc thì làm hết việc thì nghỉ, được áp dụng như điểm 5 mục A phần II nói ở trên.

4. Sinh viên, học sinh các trường đại học, chuyên nghiệp hay phổ thông về thực tập, công nhân viên các nơi khác đến tham quan thực tập, thì do cơ quan cử đi chịu trách nhiệm trang bị, cơ quan được anh chị em đến tham quan, thực tập sẽ tích cực giúp đỡ.

1. Khi giao dụng cụ phòng hộ cho công nhân cần hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản cho thành thạo.

2. Những dụng cụ phòng hộ cấp phát cho công việc nào thì chỉ dùng cho công việc ấy không được dùng chung, lẫn lộn vì nó chỉ có tác dụng nhất định, ví dụ: không thể dùng ủng đi mưa vào việc cách điện, dùng găng tay vải để chống a-xít…

3. Đơn vị, khi mua sắm phải theo đúng quy cách phẩm chất dụng cụ dùng cho từng việc. Cá nhân hay bộ phận được trang bị không được tự ý thay đổi, sửa chữa hoặc cho mượn, trao đổi với nhau lẫn lộn.

4. Cá nhân, tổ hay bộ phận được cấp phát hoặc mượn dụng cụ phòng hộ đều bắt buộc sử dụng trong khi làm việc và không được sử dụng khi làm công việc riêng.

5. Người được cấp phát dụng cụ phòng hộ, khi làm việc mà không sử dụng trang bị an toàn thì người có trách nhiệm bảo đảm an toàn bắt phải có dụng cụ phòng hộ mới cho làm việc; nếu không nghe thì có quyền tạm đình chỉ công tác rồi báo cáo ban bảo hộ an toàn cơ quan và thủ trưởng đơn vị như giám đốc, quản đốc giải quyết.

6. Những người được trang bị phòng hộ, nếu chuyển làm việc khác không có tiêu chuẩn trang bị thì phải trả lại. Nếu công việc mới phải trang bị thêm hoặc rút bớt đều được cấp thêm hay rút bớt. Trường hợp đổi sang công tác cơ quan khác phải nộp trả hết các dụng cụ được trang bị.

7. Dụng cụ chưa hết hạn mà hư hỏng nặng do phẩm chất kém hoặc có lý do khác chính đáng, muốn được lĩnh dụng cụ mới phải nộp các dụng cụ lại. Nhưng không vì thế mà làm trở ngại cho việc bảo đảm an toàn sản xuất, kể cả trường hợp làm mất, hỏng không lý do mà chưa sử dụng xong. Riêng quần áo có thể lưu lại sau một kỳ cấp phát mới trả lại ví dụ: quần áo phát từ 1964, để lại đến kỳ phát 1966 thu hồi cũ rách, để công nhân vá víu thay đổi khi giặt giũ quần áo mới.

8. Không được lấy dụng cụ riêng tư hoặc khác quy định đổi lấy dụng cụ trang bị an toàn lao động.

1. Dụng cụ phòng hộ là tài sản chung của Nhà nước, tuy rằng việc làm thường xuyên hay bất thường, tùy điều kiện làm việc và công dụng của mỗi loại dụng cụ mà giao hẳn hay tạm thời cho cá nhân, bộ phận cần dùng. Cơ quan phải có sổ theo dõi cấp phát và thu hồi, có sổ ghi trang bị giao cho cá nhân hoặc tổ sản xuất. Từng cá nhân hay bộ phận được trang bị có nhiệm vụ giữ gìn bảo quản tốt.

2. Những dụng cụ quan trọng như: ủng cách điện, mặt nạ chống hơi độc, dây da treo cao, phải kiểm tra, nghiệm thử trước khi cấp phát, đồng thời định kỳ kiểm tra, thử lại sau từng thời gian sử dụng.

Trước khi bắt tay vào công việc, công nhân phải tự mình kiểm tra lại chất lượng của các dụng cụ phòng hộ.

3. Những tổ, bộ phận được trang bị dùng chung, cần quy định một nơi, để trên giá hay tủ dụng cụ. Chỗ để cần chọn nơi nhiệt độ trung bình, khô, thoáng khí để tránh ẩm, mốc, mối, chuột, rán, chống han gỉ.

4. Để tiện việc kiểm tra ý thức sử dụng, chống mất mát hư hỏng, bất hợp lý trên từng loại dụng cụ nên đóng dấu BHLĐ (bảo hộ lao động) bằng sơn màu.

5. Những dụng cụ mới hư hỏng nhẹ, cá nhân hay bộ phận sử dụng phải tự chữa lấy. Cơ quan phải tổ chức sửa chữa những dụng cụ hư hỏng nặng khi cá nhân không có điều kiện sửa chữa.

6. Dụng cụ phòng hộ và quần áo để làm việc ở những chỗ dơ bẩn dễ nhiễm trùng, nhiễm độc xí nghiệp phải định kỳ tiệt trùng, khử độc bằng cách sấy, tẩy nấu, hấp ở nhiệt độ cần thiết.

7. Những người thay đổi công tác, trước khi nộp cho thủ kho phải giặt giũ, lau chùi sạch sẽ các dụng cụ phòng hộ.

8. Thủ kho có nhiệm vụ bảo quản những dụng cụ hư hỏng, hết hạn để sau bán lại cho Công ty phế phẩm chế biến tái sinh.

Để mọi người đề cao ý thức trách nhiệm sử dụng và giữ gìn dụng cụ phòng hộ tránh tổn thất cho công quỹ, cần có sự động viên khuyến khích những người bảo vệ tốt dụng cụ, quá thời hạn quy định mà dụng cụ còn tốt.

Đối với người kém ý thức bảo vệ, sử dụng bừa bãi, để mất thì cần có xử lý và bồi thường.

a) Trường hợp làm mất hoặc hư hỏng nặng dụng cụ mà không có lý do chính đáng, thì đơn vị tùy theo lỗi nặng nhẹ (phạm một hay nhiều lần) mà xử lý bằng biện pháp hành chính từ phê bình cảnh cáo đến bồi thường bằng tiền theo giá trị trước khi mất hoặc hư hỏng (Áp dụng văn bản số 1076-TN ngày 14-3-1958 của Phủ Thủ tướng).

Việc xử lý do cấp phụ trách đơn vị quyết định với sự thỏa thuận của công đoàn cùng cấp. Tùy theo số tiền bồi thường có ảnh hưởng tới sinh hoạt của người ấy nhưng mỗi lần trừ không quá 20% tiền lương và phụ cấp bản thân của người công nhân viên chức đó.

b) Để khuyến khích những người có thành tích trong việc sử dụng bảo quản dụng cụ phòng hộ tốt, hàng năm đơn vị, xí nghiệp được trích một khoản tiền bằng từ 20% đến 30% trong giá trị tiết kiệm được của những dụng cụ phòng hộ do anh em đã sử dụng lâu hơn thời gian quy định để mua tặng phẩm thưởng cho những người có ý thức tiết kiệm, giữ gìn tốt; đồng thời được tính thành tích bình bầu thi đua của năm đó tùy theo lớn nhỏ.

Tuy nhiên phải hết sức chú ý đến đảm bảo an toàn không vì tiết kiệm mà không hoặc ít sử dụng để kéo dài thời gian sử dụng hay không an toàn vẫn sử dụng thêm.

Việc khen thưởng này chỉ áp dụng với công nhân viên trực tiếp sản xuất mà phải dùng dụng cụ thường xuyên và chỉ thực hiện cho những dụng cụ đã quy định được thời hạn sử dụng.

1. Cơ quan cấp phát có nhiệm vụ thi hành những điểm trong quy định này, tập hợp ý kiến, nghiên cứu và đề nghị về Bộ bổ sung cho sát và phù hợp với yêu cầu sản xuất.

2. Căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị mình và những điều đã quy định trên, cơ sở trực thuộc, ban bảo hộ lao động của xí nghiệp sẽ xây dựng nội quy sử dụng bảo quản, cấp phát kiểm tra và thu hồi đề ra kế hoạch thu hồi, đề ra kế hoạch tuyên truyền giáo dục, khen thưởng và kỷ luật. Các bản quy định này đều được Công đoàn cùng cấp tham gia rồi phổ biến cho toàn thể công nhân, viên chức thực hiện.

3. Hàng năm khi lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động tiền lương các đơn vị, xí nghiệp phải đồng thời lập kế hoạch bảo hộ lao động và lập dự trù mua sắm các dụng cụ phòng hộ và muốn được cung cấp dụng cụ phòng hộ kịp thời phải có dự trù kế hoạch với cơ quan thương nghiệp địa phương vào đầu quý IV năm trước.

4. Đề cao trách nhiệm thực hiện công tác bảo hộ lao động để sản xuất được an toàn là nhiệm vụ chung của mọi công nhân, viên chức trong đơn vị.

Chính quyền đơn vị phải tăng cường lãnh đạo, phối hợp chặt chẽ với công đoàn, đoàn thanh niên lao động, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng.

Mỗi bộ phận cần có phân công trách nhiệm rõ ràng để đảm bảo việc tập trung lãnh đạo cho tốt.

Thông tư này đã thỏa thuận với Bộ Lao động để thi hành trong các xí nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-1965.

Kèm theo thông tư có bản tiêu chuẩn trang bị phòng hộ cho các loại công nhân, viên chức trong ngành để các xí nghiệp lập dự trù cung cấp vải và dụng cụ phòng hộ ngay từ quý IV – 1964 đảm bảo cấp phát cho đầu năm 1965.

Để việc thi hành chế độ này được kết quả tốt, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục ý thức trong quần chúng, tăng cường lãnh đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, đồng thời thu thập kinh nghiệm và khó khăn, phản ảnh với Bộ để nghiên cứu bổ sung cách giải quyết cho được đầy đủ.

 

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ 
THỨ TRƯỞNG  




Đinh Thị Cần

 


(Ban hành kèm theo thông tư số 29-BYT-TT ngày 27-10-1964)

 

SỐ TT

CÔNG VIỆC LÀM

CẦN ĐỀ PHÒNG

ĐƯỢC TRANG BỊ

THỜI HẠN DÙN G

CHÚ THÍCH

1

Công nhân pha chế thuốc

Đảm bảo vô trùng chống độc

Áo choàng trắng

Khẩu trang

Mũ bonnê

Găng tay ny-lông

Ny-lông thước

Dép Thái Lan

1 năm

4 tháng

18 tháng

6 tháng

1 năm

18 tháng

Chung cho các xí nghiệp dược phẩm

-

-

(ở xí nghiệp 2)

2

Rửa chai vẩy ống

Mảnh thủy tinh và nước bắn vào người

Áo choàng xanh ngắn

Khẩu trang

Mũ bonnê

Ủng đi mưa

Yếm cao-su

1 năm

 

4 tháng

18 tháng

6 tháng

1 năm

Chung cho xí nghiệp dược phẩm

-

-

-

3

Kéo ống tiêm, hàn ống tiêm

Mảnh thủy tinh bắn vào mắt, vào người

Áo choàng xanh

Mũ bonnê

Khẩu trang

Dép Thái Lan

Kính râm nhạt

1 năm

18 tháng

4 tháng

18 tháng

Không có hạn

Chung các xí nghiệp dược phẩm

-

-

4

Chọn chai, ống tiêm

Mảnh thủy tinh bụi bắn vào người

Yếm xanh

Mũ xanh

Găng vải bạt

Dép cao su

Áo mưa cả mũ.

1 năm

18 tháng

6 tháng

36 tháng

4 năm

Chung các xí nghiệp dược phẩm

12 tháng một lần thay quai

5

Bê khay

Hấp thuốc

Nấu gạc

Nấu cao

Chịu hơi nóng dễ bỏng tay

Áo choàng ngắn

Quần xanh

Khẩu trang

Mũ xanh

Ủng đi mưa

Găng tay vải baạ

1 năm

1 năm

4 tháng

1 năm

1 năm

6 tháng

Chung các xí nghiệp dược phẩm

-

-

-

6

Trình bày, in nhãn, đóng gói

Bảo đảm vệ sinh, chống bụi thuốc viên

Áo choàng trắng

Khẩu trang

Mũ bonnê

Dép Thái Lan

Áo choàng xanh

1 năm

4 tháng

18 tháng

18 tháng

Tin bài liên quan