Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10433
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Thua thiệt ngay từ khi viết đơn kiện!
Do người lao động (NLĐ) hạn chế về kiến thức pháp luật nên thường chịu thiệt thòi ở các cuộc tranh chấp lao động. Nhiều NLĐ thua thiệt ngay từ lúc viết đơn kiện vì không biết quyền lợi của mình được pháp luật bảo hộ đến đâu.


 
“Tui đâu biết mình được luật pháp cho đòi nhiều vậy!”
 
“Khi tòa hỏi bà có yêu cầu nào khác không, tôi mới ngớ người ra. Lúc viết đơn kiện Cty cho tôi nghỉ việc trái luật, tôi chỉ nghĩ đơn giản là nghỉ việc thì mình sẽ yêu cầu Cty nhận lại, không nhận thì Cty phải bồi thường mấy tháng lương. Tui đâu biết mình được luật pháp cho phép được đòi nhiều quyền lợi như vậy”, chị Mỹ Vân, làm việc tại Cty may mặc S.M (TP.HCM), bày tỏ tiếc nuối khi phiên xử sơ thẩm vụ án tranh chấp lao động của chị với Cty kết thúc.
 
Chị Vân làm việc tại Cty S.M với hợp đồng lao động (HĐLĐ) xác định thời hạn 3 năm, tháng 9.2015, Cty đột ngột cho chị nghỉ việc mà không có lý do chính đáng. Sau nhiều lần gửi đơn nhờ cơ quan chức năng hòa giải nhưng không thành, chị làm đơn kiện yêu cầu Cty nhận chị trở lại làm việc, nếu không phải bồi thường cho chị 6 tháng tiền lương. Nói về lý do yêu cầu bồi thường 6 tháng tiền lương, chị cho biết: “Do HĐLĐ của tôi còn 6 tháng nữa hết hạn nên tôi yêu cầu Cty phải bồi thường như vậy”.
 
Gần 1 năm sau, vụ kiện của chị Vân mới được tòa án đưa ra xét xử. Qua phiên tranh luận, tòa án đã tuyên Cty chấm dứt HĐLĐ trái luật với chị và yêu cầu Cty bồi thường cho chị Vân 6 tháng lương. Chị Vân kể, khi phiên tòa kết thúc, một vị hội thẩm nhân dân lớn tuổi có trao đổi riêng với chị. Vì trong phiên tòa, chị có trình bày hoàn cảnh là một mình phải nuôi hai con nhỏ và chồng bị tai biến, nên vị hội thẩm nhân dân ấy bảo, “khi Cty chấm dứt HĐLĐ trái luật với NLĐ, ngoài bồi thường những ngày NLĐ không được làm việc, Cty phải bồi thường thêm ít nhất 2 tháng tiền lương, các khoản BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, các khoản phúc lợi của Cty theo quy định tại thỏa ước lao động tập thể, bồi thường khoản trợ cấp thất nghiệp… Nhưng vì các khoản đó chị không yêu cầu nên tòa không thể xử được. Bác khuyên tôi lần sau chú ý để quyền lợi của mình không bị mất”, chị Vân nói.
 
Mang tâm lý “con kiến đi kiện củ khoai”
 
Chị Mỹ Vân chỉ là một trong rất nhiều trường hợp NLĐ chịu thua thiệt vì hạn chế về pháp luật khi tranh chấp lao động xảy ra. Chị Bích Thu, từng làm việc tại Cty T.H (Bình Dương), chia sẻ: Cách đây 2 năm, với lý do không hoàn thành nhiệm vụ, Cty đã cho chị nghỉ việc dù lúc đó chị đang mang bầu. “Lúc đó, tôi sốc lắm, vừa bầu bí lại mất việc nữa, nhưng vì nghĩ lỗi ở mình, Cty có quy định rằng không đạt năng suất lao động, không hoàn thành nhiệm vụ thì Cty có quyền chấm dứt HĐLĐ. Hơn 1 năm sau, vô tình đọc báo, tôi thấy có trường hợp giống tôi nhưng NLĐ vẫn kiện và thắng vì luật lao động quy định “Không được chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ đang trong thời kỳ thai sản”. Khi đó, tôi muốn kiện cũng không được vì thời hiệu dưới 1 năm đã hết. Thú thật, lúc đó tôi cũng nghĩ, Cty có nhiều ban bệ, sao làm sai được, mình “con kiến” đi kiện “củ khoai” thì sao thắng được”, chị Thu kể.
 
“Hiện nay, tổ chức công đoàn, báo chí, đơn cử như Báo Lao Động có các trung tâm tư vấn pháp luật với các luật sư uy tín, đặc biệt rất nhiều luật sư sẵn sàng hỗ trợ pháp lý miễn phí cho NLĐ nếu hoàn cảnh NLĐ khó khăn… Tuy nhiên, với tâm lý “con kiến đi kiện củ khoai”, NLĐ bỏ qua quyền lợi của mình, không kiện mà cam chịu. Cũng có NLĐ suy nghĩ “gặp luật sư là phải mất tiền” nên NLĐ còn e ngại, không mạnh dạn đến nhờ các luật sư, chuyên gia pháp lý tư vấn, hỗ trợ, dẫn đến thiệt thòi. Trách nhiệm của cán bộ CĐCS, CĐ các cấp là đẩy mạnh tuyên truyền về những địa chỉ hỗ trợ pháp lý miễn phí, uy tín để NLĐ mạnh dạn tìm đến”, ông Trần Văn Triều - Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn (LĐLĐ TP.HCM) - chia sẻ.
Tin bài liên quan
Loading...