Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 12396
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Tiếng nói yếu ớt của các nạn nhân bị quấy rối tình dục ở Trung Quốc
Phụ nữ Trung Quốc đang nỗ lực lên tiếng trước sự thờ ơ của cảnh sát trong việc ngăn chặn những hành động xâm hại, những sức ép mà họ phải chịu đựng từ xã hội và cả những người thân thiết nhất.

Những người phụ nữ xuất hiện trong bài viết này có thể đến từ những thành phố khác nhau, với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng có một điểm chung trong câu chuyện của họ là, bằng cách này hay cách khác họ đều bị ép phải giữ im lặng hoặc bị làm nhục vì dám lên tiếng.
 
 

 
Những phụ nữ Trung Quốc được truyền cảm hứng bởi chiến dịch #MeToo và dám nói lên sự thật. 

Phản kháng yếu ớt
 
Xu Yalu, 28 tuổi, bị một người đàn ông lớn tuổi công khai quấy rối tình dục  vài lần trong vòng 4 năm mà cô làm việc tại Jingansi - một trong những khu kinh doanh sầm uất nhất ở Thượng Hải. Nhưng, cảnh sát nói với cô rằng, họ chẳng thể làm gì hơn.
 
“Mỗi lần tôi tố cáo, cảnh sát đều trả lời rằng, ông ta quá già để có thể bị bắt giữ, hoặc ông ta không thể kiềm chế bản thân vì tình trạng thần kinh không bình thường”, cô cho biết.
 
Được cổ vũ từ phong trào mang tên #MeToo (Tôi cũng vậy) trên toàn cầu, cô đã đăng tải một bài viết trên mạng xã hội WeChat vào ngày 27/11 mô tả chi tiết việc cô đã bị người đàn ông đó quấy rối như thế nào vào năm 2013, 2014 và 2015.
 
Bài viết đã lan truyền với tốc độ chóng mặt chỉ trong2 ngày, với hơn 1,19 triệu lượt xem, nhận được 17.000 lượt like và khoảng 9.000 lượt bình luận trước khi bị gỡ bỏ bởi cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc. 
 





Chiến dịch #MeToo xuất phát từ Mỹ.

Chiến dịch #MeToo được khởi xướng ở Mỹ nhằm chống lại vấn nạn quấy rối tình dục và sau đó đã nhanh chóng lan rộng trên khắp thế giới. Chiến dịch này đã giúp cho không ít phụ nữ có cơ hội thổ lộ những câu chuyện riêng tư của họ. Nhưng, ở Trung Quốc, câu chuyện này lại hoàn toàn khác biệt.
 
Ngay cả khi ngày càng nhiều phụ nữ cố gắng nói lên tiếng nói của mình, họ cũng phải đối mặt với không ít vấn đề như: Sự thờ ơ của cảnh sát, hệ thống pháp luật thiếu những chế tài pháp lý để giải quyết những yêu cầu của họ, đồng thời là áp lực từ phía xã hội và cả những người thân thiết nhất của họ.  
 
Trở lại câu chuyện của Xu, rất nhiều bình luận ác ý trong bài viết tố ngược cô đã đòi hỏi chuyện đó, hoặc cho rằng, vì cô đã ăn mặc quá hở hang.
 
Nhưng, bên cạnh những bình luận có phần gây tổn thương đó, cô đã tìm ra khoảng hơn 100 người phụ nữ cũng bị xâm hại giống mình bởi cùng một người đàn ông, người trẻ nhất thậm chí đã bị xâm hại khi mới chỉ 14 tuổi. 
 
Xu vẫn luôn cảm thấy đau đớn mỗi khi nhớ lại những gì mình đã phải trải qua sau khi bị người đàn ông đó lạm dụng tới lần thứ ba.
 
“Hôm đó là ngày Chủ Nhật, chính xác là ngày 12/7/2015. Rất nhiều người qua đường tụ tập lại xem, hầu hết là đàn ông ở độ tuổi 50, họ yêu cầu tôi bỏ qua cho ông ta để giữ truyền thống kính trọng với người già và vị tha”, cô nhớ lại.
 
 “Sau đó tôi hỏi bọn họ: Nếu đó là con gái của các vị thì các vị có bỏ qua thế này không, nhưng đám đông chỉ biết im lặng”, cô gái nói.
 
Câu chuyện của nữ nhà báo
 
Huang Xueqin, 29 tuổi, là một nhà báo nhưng cô đã quyết định bỏ việc sau khi bị sếp của mình cưỡng bức trong khách sạn. Cô đã công khai tố cáo chuyện này vào năm ngoái và là một trong những người phụ nữ Trung Quốc đầu tiên tham gia vào phong trào #MeToo khi đó. 
 
Cô hiện đang tiến hành một cuộc khảo sát trong giới nữ nhà báo để tìm hiểu về mức độ quấy rối tình dục trong ngành truyền thông.
 






Nhiều nạn nhân ở Trung Quốc không dám lên tiếng. (Ảnh minh họa).

Trong số hơn 250 người tham gia khảo sát cho đến nay, có hơn 80% nói rằng, họ đã bị quấy rối tình dục. Phần lớn nạn nhân đã phải chịu đựng trong im lặng, trong số đó có 3,3% quyết định nghỉ việc và chỉ xấp xỉ 1% trong số họ nộp đơn khiếu nại cho cảnh sát.
 
Huang hiện đã xây dựng một diễn đàn trên mạng xã hội có tên “Anti Sexual Harassment” (Chống nạn quấy rối tình dục), ở đây, những người phụ nữ sẽ học được cách tự bảo vệ mình và cũng là nơi thu thập bằng chứng để chống lại những kẻ phạm tội.
 
Tuy nhiên, theo luật sư Lu Xiaoquan thuộc công ty luật Qianqian có trụ sở tại Bắc Kinh, một người chuyên nghiên cứu quyền của phụ nữ cho biết, rất khó để ngăn chặn và trừng trị vấn nạn quấy rối tình dục ở Trung Quốc, vì hiện nay vẫn chưa có hành lang pháp lý cụ thể nào để chống lại hành vi này.
 
Hiện chỉ có 2 đạo luật bao gồm Luật Bảo vệ Quyền và Lợi ích của Phụ nữ và Các quy chế đặc biệt về bảo hộ lao động của nữ công nhân quy định một số điều khoản mơ hồ liên quan đến vấn đề quấy rối tình dục, nhưng lại không xác định, hoặc đưa ra hướng dẫn rõ ràng về hình phạt dành cho những kẻ quấy rối.
 
 
Vì thế, quấy rối nơi công sở chỉ bị coi là vụ việc tranh chấp lao động, một người bị cưỡng bức nơi công cộng chỉ có thể làm đơn đòi bồi thường chấn thương. 
 
Xã hội gia trưởng – rào cản với nạn nhân
 
Bên cạnh hệ thống pháp luật thiếu chặt chẽ, xã hội gia trưởng của Trung Quốc cũng là một rào cản lớn đối với các nạn nhân.
 
Theo ông Zhou Yun, một nhà xã hội học tốt nghiệp đại học Harvard (Mỹ), vấn đề nghiêm trọng của xã hội Trung Quốc chính là tư tưởng cổ hủ "đổ lỗi cho nạn nhân" vốn đã ăn sâu vào tiềm thức. Trong đa số các trường hợp, dư luận sẽ cho rằng, nạn nhân đã làm điều gì đó sai trái như hành vi khiêu khích mới dẫn đến việc bị quấy rối và cưỡng hiếp. 
 
"Cứ sau mỗi vụ việc, chúng tôi lại thấy vô số lời khuyên, hướng dẫn an toàn trên truyền thông và đôi khi từ cả cơ quan chính quyền. Đó chính là tâm lý “đổ lỗi cho nạn nhân” - kiểu gì cô gái cũng làm gì đó sai, vì cô không đủ đoan trang và cẩn trọng" - ông Zhou dẫn chứng.
 
Nhìn chung, những nạn nhân bị xâm hại tình dục ở Trung Quốc dù đã dám cất tiếng nói nhưng vẫn bị hạn chế bởi nhiều yếu tố khác nhau, mà phần lớn là chưa có định chế pháp luật rõ ràng. Do đó, nhiều nhà hoạt động xã hội đang nỗ lực thúc đẩy thay đổi điều đó để ngăn chặn vấn nạn nhức nhối này.
 
Xem thêm: Trung Quốc đi tìm lý do người dân không còn thích mì ăn liền
 
Mạnh Thương

 
Tin bài liên quan
Loading...