Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 12341
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Tiếp bài: “Nỗi khổ của người dân sống cạnh lò mổ”: Công bố kết quả thanh tra
Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) vừa thanh tra đột xuất Công ty cổ phần Thịnh An và các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thôn 3, xã Vạn Phúc (Thanh Trì - Hà Nội) mà Báo Gia đình & Xã hội đã phản ánh trước đó.
 
 



Những phế phẩm sau khi giết mổ lợn được chất đống gây ô nhiễm môi trường sống của người dân xung quanh (ảnh chụp tháng 3/2018). Ảnh: Cao Tuân
 
Nước thải sau xử lý vẫn có màu nâu đen
 
Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Thịnh An hoạt động từ tháng 1/2012 trên tổng diện tích mặt bằng 16.300 m2. Trong đó phần diện tích xây dựng phục vụ cho hoạt động giết mổ gia súc gồm 27 gian lò mổ thủ công cho 27 hộ thuê để giết mổ lợn với diện tích sử dụng gần 4.000m2, gồm nơi nhốt lợn, nơi giết mổ, bình quân 132 m2/gian... Thời gian đầu hoạt động, cơ sở giết mổ gia súc hoạt động với công suất giết mổ khoảng 700 - 900 con lợn/ngày đêm. Đến thời điểm hiện tại, cơ sở này giết mổ khoảng 2.000 con lợn/ngày đêm, chủ yếu vào buổi chiều và lúc rạng sáng.
 
Qua kiểm tra thực tế tại hiện trường, kiểm tra hệ thống thu gom, thoát nước thải và hệ thống xử lý nước thải, Đoàn thanh tra phát hiện có 3 đường cống thu gom nước thải thoát ra phía cổng trước của cơ sở giết mổ; trong đó 2 đường cống thu gom nước thải khu vực giết mổ có màu đỏ, kèm theo nhiều cặn lơ lửng, sủi bọt, đường thoát nước còn lại phía sau khu vực giết mổ, có dòng chảy, tổng lưu lượng nước thải ước tính khoảng 200m3/ngày đêm. Kiểm tra thực tế một số nắp cống phía trong cơ sở giết mổ, Đoàn thanh tra phát hiện toàn bộ nước thải khu vực giết mổ được thu gom về cống thoát chạy dọc bên trong cơ sở giết mổ, đến cuối tường rào phía sau hệ thống xử lý nước thải có 1 bể gom nước thải khoảng 50m3 bốc mùi hôi thối và rất nhiều chất rắn lơ lửng…
 
Trước khi có cuộc kiểm tra này, theo tìm hiểu của PV Báo Gia đình & Xã hội (vào thời điểm đó), mỗi ngày, nước thải từ lò mổ chảy qua các ống nhựa đường kính 40cm rồi đấu nối ra kênh mương. Trong nước thải còn lẫn các phế phẩm như máu, lông lợn, bốc mùi hôi tanh nồng nặc. Đi dọc tuyến kênh thủy lợi này, chúng tôi thấy nước từ kênh đổ ra sông Hồng gần khu vực bến đò xã Vạn Phúc. Nước thải chảy đến đâu các váng đen bám vào đất và hoa màu đến đó. Theo phản ánh của người dân, vào những ngày nắng nóng, mùi hôi thối nước từ con kênh càng phát tán mạnh trong không khí, ruồi muỗi sinh sôi nảy nở rất nhanh.
 
Biên bản thanh tra của Tổng cục Môi trường cũng nêu rõ vấn đề này. Theo đó, nước thải sau hệ thống xử lý được dẫn qua cống bằng bê tông dọc đường liên thôn, sau đó theo đường ống nhựa lớn dẫn từ mương thoát ra sông Hồng (đoạn chảy qua thôn 3, xã Vạn Phúc). Tại thời điểm thanh tra, cơ sở đang hoạt động bình thường, nước thải sau hệ thống xử lý có màu nâu đen đặc thù, có dấu hiệu hệ thống xử lý bị quá tải, hiệu quả xử lý thấp; chưa tách biệt hệ thống thu gom nước thải với mạng lưới thoát nước mưa; chưa xây lắp hệ thống xử lý nước thải tập trung (công suất 200m3/ngày đêm) theo tiến độ trong Đề án bảo vệ môi trường chi tiết được phê duyệt…
 
Phát hiện hàng loạt vi phạm
 
 



Khu vực giết mổ của Công ty CP Thịnh An đóng trên địa bàn thôn 3, xã Vạn Phúc (Thanh Trì - Hà Nội).
 
Công ty Thịnh An đã tiến hành tăng công suất hoạt động của cơ sở giết mổ gấp 3 lần và không hoàn thành hệ thống thu gom nước thải, nước mưa riêng biệt, hồ sinh học… trước ngày 30/8/2017, cũng như hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 200 m3/ngày đêm theo yêu cầu của TP Hà Nội.
 
Ngoài ra, cơ sở giết mổ nói trên không thực hiện báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định.Việc kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì chưa đúng với quy định hiện hành; chưa lập hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác nước dưới đất theo quy định của Luật Tài nguyên nước…
 
Trước những vấn đề trên, Đoàn thanh tra đã yêu cầu Công ty thực hiện đúng chương trình giám sát môi trường định kỳ theo cam kết trong Đề án bảo vệ môi trường chi tiết được phê duyệt; thực hiện nghiêm túc các nội dung đã cam kết; báo cáo Sở Tài nguyên & Môi trường TP Hà Nội về tiến độ thực hiện đề án bảo vệ môi trường và việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo quy định.
 
Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các công trình bảo vệ môi trường, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải, mạng lưới thu gom nước thải phải tách biệt với mạng lưới thoát nước mưa; có biện pháp phòng ngừa sự cố chất thải nguy hại lỏng chảy tràn ra môi trường và khi cháy nổ… theo đúng quy định. Đồng thời “Công ty khắc phục ngay các tồn tại, vi phạm về bảo vệ môi trường nêu trên, báo cáo kết quả về Tổng cục Môi trường”.
 
Trước đó, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn đề nghị sở, ngành liên quan, UBND huyện Thanh Trì xử lý, giải quyết vụ việc Báo Gia đình & Xã hội phản ánh. Công văn nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy về việc chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin Báo Gia đình & Xã hội đăng bài: “Thanh Trì, Hà Nội: Nỗi khổ của người dân xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì sống cạnh lò mổ”. Nội dung phản ánh nước thải từ quá trình giết mổ lợn của Công ty cổ phần Thịnh An được thải qua kênh mương gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
 
Song song với việc thanh tra công tác bảo vệ môi trường của Công ty cổ phần Thịnh An, Sở NN&PTNT cũng đã vào cuộc nhắc nhở các cơ sở giết mổ khắc phục ngay việc vận chuyển lợn trần, không đảm bảo yêu cầu, mất mỹ quan đồng thời người tham gia giết mổ phải được trang bị quần áo bảo hộ lao động đảm bảo theo quy định. Trước đó, theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, lợn sau khi giết mổ tại Công ty Thịnh An được vận chuyển đến các chợ dân sinh bằng cách chất chồng 3-5 con trên xe máy, không che đậy… gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
 
Cao Tuân
Tin bài liên quan
Loading...