Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10551
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
“Trà bẩn “vươn vòi”, trà sạch vạ lây”
Mấy ngày gần đây, xứ sở trà Blao (tên gọi khác của TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) bỗng trở nên “dậy sóng” bởi những thông tin về trà bẩn, bởi nạn làm ăn gian dối trong hoạt động kinh doanh trà. Trà bẩn không nhiều, nhưng đang làm trà sạch sống dở chết dở vì bị ảnh hưởng uy tín…
 
 
Kiểm tra  "gãi ngứa"!
 
Theo nhiều chủ doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trà tham dự buổi gặp mặt nói trên, thì nạn trà bẩn xuất hiện ngay tại “xứ trà” Blao đã từ lâu, nhưng có điều xem ra các đơn vị làm ăn chân chính lại “mặc áo mưa” đi trong “cơn mưa” trà bẩn như lâu nay đã vô tình dành “đất sống” cho những người làm ăn phi pháp. Trong khi đó, sự ra tay của chính quyền và cơ quan chức năng địa phương bằng những cuộc kiểm tra “gãi ngứa” nên chẳng mang lại hiệu quả cao.
 
 “Cơ quan công an cần lập một chuyên án để điều tra nạn trà bẩn đang hoành hành chứ chỉ kiểm tra rồi phạt vài ba chục triệu sẽ khó mà lập lại trật tự. Nếu nạn trà bẩn còn được dung túng thì không những các doanh nghiệp trà chân chính “chết” mà hàng vạn nông dân trồng trà cũng “chết”. Rồi nữa, hiện tượng tranh mua tranh bán vì lợi ích cục bộ của các doanh nghiệp – kẽ hở để trà bẩn có cơ hội thao túng thị trường – cũng cần được loại bỏ” - GĐ Công ty trà Ngọc Bảo, ông Vũ Văn Năm - phát biểu. 
 
Trong mấy ngày qua, thông tin về một số cơ sở sản xuất trà nhỏ lẻ trên địa bàn TP.Bảo Lộc mua các loại trà bẩn (bã trà), trà kém chất lượng từ tỉnh Bình Dương và một số tỉnh phía bắc về để đấu trộn với trà xanh và trà đen đặc sản của trà Blao rộ lên, khiến cho những người kinh doanh trà chân chính ở xứ trà Blao choáng váng. 
 
Thông tin đó thật đáng lo ngại: Chỉ một cơ sở sản xuất trà ở thôn 2, xã Đại Lào (TP.Bảo Lộc) “chuyên” sản xuất trà đấu trộn này thôi, nhưng mỗi ngày trung bình đã “xuất xưởng” đến những 5 tấn hàng ra thị trường. Loại trà bẩn (bã trà xanh, trà phế thải...) này được tuồn vào các cơ sở trà ướp hương và thêm một công đoạn chế biến nữa (có thể đấu trộn thêm một lần nữa, nhưng chủ yếu là ướp hương) rồi sau đó được bán cho người tiêu dùng trong nước và cả xuất khẩu. 
 
Phải tẩy chay trà bẩn
 
Thương hiệu “trà Blao” được công nhận từ cuối năm 2009 với 4 sản phẩm trà được xác nhận là trà xanh, trà xanh ướp hương, trà đen chế biến và trà ô long. Đến thời điểm hiện tại, số doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận thương hiệu trà Blao trên địa bàn TP.Bảo Lộc chưa nhiều. Tuy nhiên, nhờ vùng nguyên liệu đảm bảo và công nghệ chế biến khá hiện đại, nên sản phẩm trà Blao do các doanh nghiệp này làm ra ngày càng được nâng cao chất lượng và được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. 
 
Theo số liệu của Hiệp hội Chè Việt Nam, với diện tích 24.000ha và sản lượng hằng năm trên 200.000 tấn chè búp tươi, Lâm Đồng hiện vẫn là tỉnh đứng đầu trong cả nước về trồng và chế biến trà. Trong diện tích 24.000ha này, diện tích được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng ISO, VietGAP... chiếm hơn 30%. 
 
Hiện sản phẩm trà Lâm Đồng đã có mặt ở nhiều nước và khu vực trên thế giới như Đài Loan (TQ), Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Trung Đông... và một số nước Châu Âu với sản lượng xuất khẩu mỗi năm trung bình 12.000 tấn trong tổng số 40.000 tấn trà búp khô sản xuất được. 
 
Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam - ông Đoàn Trọng Phương - cho biết, hiệp hội vừa có công văn chính thức gửi đến các cơ quan quản lý thuộc Bộ NNPTNT và gửi cả một công ty ở tỉnh Bình Dương đề nghị cùng vào cuộc với chính quyền và cơ quan chức năng địa phương trong việc ngăn chặn và loại bỏ hoàn toàn nạn trà bẩn như đã nêu trên.
 
Tại buổi gặp mặt các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trà trên địa bàn TP.Bảo Lộc vừa được tổ chức, Hiệp hội Chè Việt Nam đã lên tiếng kêu gọi các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hãy “nói không” với trà bẩn. Ông Đoàn Trọng Phương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam - nói: “Hiện tượng này là có, nhưng chỉ nhỏ lẻ. Tuy vậy, nếu không ngăn chặn sớm, hậu quả của nó thật khó lường”.

Ngày 18.8, Chi cục Quản lý chất lượng nông – lâm – thủy sản Lâm Đồng đã có báo cáo nhanh về việc kiểm tra đột xuất 5 cơ sở kinh doanh trà tại TP.Bảo Lộc được cho là những nơi đang sản xuất “trà bẩn” theo dư luận phản ánh (Báo Lao Động đã có bài “Trà bẩn “vươn vòi”, trà sạch vạ lây” số ra ngày 12.8.2013).
 
5 đơn vị bị kiểm tra đột xuất là cơ sở sản xuất Ngọc Dung, Hồng Thoại, Dũng Linh, Nam Thành và Công ty cổ phần chè Lâm Đồng. Kết quả kiểm tra cho thấy toàn bộ 5 cơ sở này đều có những vi phạm như không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, không trang bị đầy đủ bảo hộ lao động... 
 
Đặc biệt, với riêng Công ty cổ phần chè Lâm Đồng “kinh doanh không đúng nội dung đăng ký” vì đơn vị không có chức năng kinh doanh trà phế phẩm nhưng trung bình mỗi tháng vẫn nhập 70 tấn trà phế phẩm của 2 cơ sở Hồng Thoại và Dũng Linh về để chế biến.

 
Tin bài liên quan
Loading...