Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10698
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Trả giá do chủ quan
Để xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ) có nhiều nguyên nhân song chính sự tắc trách của chủ thầu thi công trong quá trình giám sát an toàn lao động (ATLĐ), đặc biệt là ý thức chấp hành kỷ luật lao động của một bộ phận nhỏ người lao động (NLĐ) để lại nhiều hệ lụy.
 
 
 
Chỉ vì chủ quan mà nhiều NLĐ đã đánh đổi sinh mạng, mất đi một phần thân thể hoặc mang thương tật suốt đời.
 
Câu chuyện về anh Lê Viết Danh, công nhân Công ty Xuất nhập khẩu ngành in, là một ví dụ. Trong ca trực vào đêm 31-7-1995, chỉ vì bất cẩn, cả cánh tay trái của anh Danh bị máy in cán nát đến tận nách. Đau đớn tột cùng song anh vẫn trân người chịu đựng gần 2 giờ bởi lúc này, những đồng nghiệp vẫn chưa kịp có mặt để tháo rời máy giúp anh.
 
Đối với một người thợ bậc 3 đang có việc làm và thu nhập ổn định, nay bỗng dưng bị mất một phần thân thể và trở thành gánh nặng cho gia đình là sự hụt hẫng khó bù đắp. Khi vết thương lành hẳn, anh Danh làm đơn xin việc khắp nơi, kể cả các cơ sở bảo trợ xã hội nhưng không nơi nào nhận. Chán nản và mặc cảm về bản thân nên lắm lúc anh muốn buông xuôi. “Thời gian đó, nếu không có bạn bè, người thân trong gia đình thay nhau động viên, tôi khó xốc lại tinh thần” - anh bộc bạch.
 
Không chấp nhận đầu hàng số phận, anh Danh nhận bỏ mối cà phê để tự nuôi mình. Dù đi lại khó khăn do chỉ còn một tay song anh vẫn cố gắng tập chạy xe máy để đến các cơ sở lấy cà phê về nhà tự rang, đóng gói và chở đi bỏ mối. Chịu khó nên thu nhập của anh cũng đủ sống. Tuy nhiên, làm được một thời gian thì anh lâm vào cảnh thất nghiệp do không cạnh tranh nổi với các cơ sở rang xay cà phê lớn. Mãi đến năm 2003, anh mới ổn định được cuộc sống nhờ nghề sửa chữa điện thoại di động. Nhìn lại quãng thời gian sau khi bị TNLĐ, anh Danh tâm sự: “Chỉ vì một phút bất cẩn mà tôi phải trả giá bằng cả tương lai của mình. Đây là bài học đau xót và là vết thương tinh thần khó khỏa lấp”.
 
Là một chuyên gia có thâm niên về ATLĐ trên địa bàn TP HCM, ông Nguyễn Quốc Việt, Chánh Thanh tra ATLĐ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, khuyến cáo: “Mất việc làm và thu nhập đã đành, công nhân bị TNLĐ còn là gánh nặng cho gia đình, xã hội, bản thân họ luôn sống trong mặc cảm, tự ti. NLĐ phải ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ nghiêm các quy định về bảo hộ lao động, có như vậy mới triệt tiêu từ gốc các rủi ro TNLĐ trong quá trình làm việc”.
 
 
 
Khánh Chi
Tin bài liên quan
Loading...