Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 2
Tổng lượt truy cập: 10554
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Trách nhiệm của công đoàn trong quản lý Nhà nước, KTXH
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết Điều 11 Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội.
 
 
Theo đó, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp khi xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của ngành, địa phương, đơn vị, các chính sách liên quan đến người lao động có trách nhiệm mời tổ chức công đoàn cùng cấp tham gia theo 3 hình thức.
 
Thứ nhất, tham gia ý kiến bằng văn bản với cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
 
Thứ hai, tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động do cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tổ chức.
 
Thứ ba, tham gia với tư cách là thành viên các ủy ban, hội đồng do các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp thành lập để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
 
Trách nhiệm công đoàn các cấp trong quản lý Nhà nước
 
Nghị định cũng quy định rõ quyền, trách nhiệm của công đoàn các cấp trong việc tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội.
 
Trong đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia với các bộ, ngành liên quan ở Trung ương trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, dạy nghề, lao động, việc làm, tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, vệ sinh lao động, thi đua-khen thưởng; quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các chính sách pháp luật khác có liên quan đến quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
 
Bên cạnh đó, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong việc tham gia xây dựng pháp luật; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động; giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến người lao động.
 
Công đoàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình xây dựng các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và các vấn đề khác có liên quan đến đời sống, việc làm, điều kiện làm việc của người lao động trên địa bàn.
 
Công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức và đơn vị sự nghiệp công lập phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia xây dựng pháp luật và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước của người lao động thuộc phạm vi quản lý, chỉ đạo.
 
Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập tham gia tham gia với người sử dụng lao động trong việc xây dựng chính sách pháp luật, tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động thực hiện chính sách pháp luật, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng liên quan đến người lao động nhằm ổn định và phát triển doanh nghiệp.
 
Bên cạnh đó, tham gia với người sử dụng lao động thực hiện ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động; xây dựng các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường tại nơi làm việc.
 
Đồng thời, tham gia với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của người lao động theo quy định của pháp luật.
 
Hoàng Diên
Tin bài liên quan
Loading...