Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10215
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong công tác an toàn - vệ sinh lao động
Hỏi: Ðề nghị Báo Nhân Dân cho biết trách nhiệm của người sử dụng lao động trong công tác an toàn - vệ sinh lao động? NGUYỄN HOÀI NAM (Hải Phòng)

Trả lời: Người sử dụng lao động có trách nhiệm trong công tác an toàn - vệ sinh lao động (ATVSLÐ) như sau:

 

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quy định về ATVSLÐ, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở cơ sở lao động.

- Có quyết định phân định trách nhiệm và quyền hạn về công tác ATVSLÐ cho các cán bộ quản lý, đến từng bộ phận chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc, phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của cơ sở lao động. Người sử dụng lao động có thể bổ sung thêm nhân sự, trách nhiệm và quyền hạn cho các bộ phận trên để phù hợp với điều kiện của cơ sở lao động nhưng phải bảo đảm đúng thẩm quyền của mình, đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Việc phân định trách nhiệm về ATVSLÐ theo quy định.

- Tổ chức chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các cá nhân dưới quyền thực hiện tốt chương trình, kế hoạch ATVSLÐ.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác ATVSLÐ theo quy định hiện hành, cụ thể:

+ Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động thì phải lập và phê duyệt kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động;

+ Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động;

+ Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong cơ sở lao động; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn - vệ sinh viên;

+ Xây dựng, rà soát nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư (kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư) và nơi làm việc;

+ Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động;

+ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, khám bệnh nghề nghiệp (nếu có) cho người lao động;

+ Tổ chức giám định tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động sau khi đã được điều trị ổn định;

+ Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động, công tác huấn luyện, đăng ký, kiểm định.

- Phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức phát động phong trào quần chúng thực hiện ATVSLÐ, bảo vệ môi trường ở cơ sở lao động.

Tin bài liên quan
Loading...