Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10550
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Tuyên truyền yếu, xử lý không nghiêm!
TPHCM là địa bàn dẫn đầu cả nước về số vụ TNLĐ và số vụ TNLĐ làm chết người (882 vụ, 92 người chết), đoàn điều tra TNLĐ của TP đã kết luận 76 vụ của năm 2013 và 40 vụ tồn của năm 2012 chuyển sang, đã đề nghị cơ quan công an, viện kiểm sát khởi tố 3 vụ.
 
 
Phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH TPHCM, Chủ tịch Hội đồng Bảo hộ lao động TPHCM - xung quanh vấn đề phòng, chống tai nạn lao động. Ông Minh cho biết: “Bên cạnh việc chủ sử dụng lao động, người lao động nhận thức chưa tốt về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ thì truyền thông của chúng ta về vấn đề này cũng chưa tốt. Bên cạnh đó, việc xử lý các vụ việc chủ yếu chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính nên chưa đủ sức răn đe”.
 
- Tại sao có sự chênh lệnh tỉ lệ quá lớn về số vụ TNLĐ chết người giữa doanh nghiệp (DN) dân doanh (chiếm 76,60%), DN nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài (cùng chiếm 3,19%)?
 
- Do ý thức của người chủ và NLĐ còn hạn chế. Ở các DN dân doanh, người chủ không quan tâm đúng mức tới công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ nên tuyên truyền cho NLĐ chưa tốt, không quan tâm kiểm tra đến công tác này, chưa đầu tư thiết bị đạt yêu cầu, không đề xuất hối hợp với các trung tâm kiểm định để kiểm định về điều kiện an toàn lao động, ở đó không có môi trường lao động an toàn cho NLĐ.
 
Về phía NLĐ, do họ không hiểu luật, không biết được sự an nguy tính mạng của mình trong quá trình lao động được pháp luật bảo vệ nên họ chưa có ý thức việc bảo vệ mình. Đôi khi, họ biết DN sai phạm khi không đảm bảo an toàn lao động cho mình nhưng họ lại không có ý kiến với chủ sử dụng lao động. Đặc biệt, trong nhiều ngành, nhiều nhất là ngành xây dựng, lao động nhàn rỗi từ nông thôn ra nên kỷ luật an toàn LĐ rất kém, đây cũng là ngành có số vụ TNLĐ chết người cao nhất.
 
- Theo ông năm 2014, mục tiêu giảm số vụ TNLĐ, TNLĐ chết người xuống 5% có khả thi?
 
- Đúng là mục tiêu của năm nay của Hội đồng Bảo hộ lao động TP là kéo giảm 5% số vụ TNLĐ. Năm 2014 sẽ làm nhiều việc hơn và có nhiều biện pháp hơn, đặc biệt đẩy mạnh vào truyền thông và không chỉ tập trung trong Tuần lễ An toàn vệ sinh lao động mà suốt thời gian sau này với hy vọng sẽ làm thay đổi nhận thức, hành vi của NLĐ và người sử dụng lao động.
 
Công tác kiểm tra giám sát cũng cần tăng cường để kịp thời phát hiện các sai phạm trong quá trình sản xuất, sử dụng lao động và có kiến nghị cho DN khắc phục, sửa chữa. Đối với địa bàn mà chúng ta hay bỏ qua là khu vực dân cư với tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, hộ sản xuất cá thể…, năm 2014, sẽ tăng cường phân công, giám sát địa bàn này. Tuy nhiên, để giảm các vụ TNLĐ, đặc biệt là TNLĐ chết người phụ thuộc rất lớn vào ý thức, trách nhiệm của chủ DN và NLĐ.
 
- Khó khăn hiện nay trong công tác thanh tra, kiểm tra, chủ động phòng ngừa TNLĐ là gì, thưa ông?
 
- Tình trạng chung là lực lượng thực hiện công tác này rất mỏng. Đội ngũ thanh tra lao động chủ yếu ở TP, quận, huyện còn thiếu. Đơn cử, hiện nay TP.HCM có hơn 65.000 DN, Thanh tra lao động cấp sở thì hơn 15 người, ở các phòng lao động quận, huyện cũng chỉ có vài người.
 
Trong khi đó thanh tra lao động chủ yếu là thanh tra về hợp đồng lao động, tiền lương, tăng ca, thanh tra về an toàn vệ sinh lao động. Chỉ khi nào “có chuyện” thì cơ quan chức năng mới vào cuộc kiểm tra, sai phạm thì xử phạt, yêu cầu hoàn thiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh môi trường…
 
Với số lượng như hiện nay, thanh tra cấp thành phố không thể phủ hết, thường xuyên xuống quận, huyện. Chúng tôi cũng rất muốn đề xuất tăng số lượng lên nhưng trong bối cảnh khó khăn này mình không thể đề xuất thêm. Thực tế, nếu các quận, huyện có những tổ thanh tra để chủ động thanh kiểm tra, ngăn ngừa những sai sót trong quá trình sử dụng lao động sẽ tốt hơn rất nhiều!
Tin bài liên quan
Loading...