Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10559
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Về làng của những người phụ nữ “đổ bê tông”
 Đi thẳng Quốc lộ 1A cũ về huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, là đến địa danh nổi tiếng Lim gắn với những câu ca quan họ quen thuộc. Không chỉ có hình ảnh chiếc áo tứ thân duyên dáng, ở đây còn có những người phụ nữ mạnh mẽ, làm công việc nặng nhọc mà đến cánh nam giới nhìn vào cũng phải nể phục.
 
 

 
Công việc đổ bê tông vất vả.
 
“Nghề của đàn ông”
 
Cách ngã tư thị trấn Lim chừng 15 phút đi xe máy là xóm Miễu, thôn Tam Đảo, thuộc huyện Tiên Du. Nhìn qua cũng không có gì khác biệt so với những làng quê Bắc Bộ khác, nhưng điều đặc biệt ở đây chính là ở con người, những người phụ nữ vốn được xem là “chân yếu, tay mềm”.
 
Hầu như phụ nữ cả xóm đều làm nghề đổ bê tông, phục vụ cho các công trình xây dựng có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn huyện và cả khu vực lân cận như huyện Từ Sơn. Họ tự tổ chức, hình thành các nhóm nhỏ từ 8-10 người, làm việc tại các công trình khác nhau.
 
Tại công trình xây dựng Nhà văn hóa làng Lỗ Bao, mới sáng sớm mà ai cũng tất bật làm việc. Giữa cái lạnh hanh đầu tháng 1, họ - người đang đội đá, người đang xúc cát, người thì đang đẩy những xe nặng bê tông, hăng say, ai làm việc nấy, nhìn rất nhịp nhàng.
 
 
Một nhóm gồm 8-10 người, mỗi người một việc, kết hợp rất nhịp nhàng.
 
Chị Hiền, người đã có 5 năm kinh nghiệm, vừa nói vừa đổ chậu đá nặng vào máy trộn: ”Phụ nữ ở đây làm nghề này cũng được 9-10 năm rồi, từ hồi có xe bus chạy qua làng này cơ. Ai cũng bảo đây là nghề của đàn ông, nhưng làm rồi riết quen, không mệt như hồi đầu mới làm nữa”.
 
Họ tham gia công trình, nhưng chỉ làm công việc duy nhất là đổ bê tông, còn những việc khác yêu cầu kỹ thuật cao và nguy hiểm hơn thì vẫn do đàn ông đảm nhiệm. Vì là nhà dân sinh nên độ cao khoảng 4-5 tầng vẫn trong phạm vi độ cao an toàn cho phụ nữ. Ngoài ra, họ cũng tự trang bị đồ bảo hộ lao động như ủng, găng tay cao su để đảm bảo an toàn lao động.
 
Một nắng hai sương


 
Đổ đá vào máy trộn xi.
 
Chị Hiền cho biết: “Để đổ đầy một máy trộn, phải có 11-13 chậu đá, 6-7 chậu cát, 1 bao xi măng và nửa xô nước. Chúng tôi cứ làm việc liên tục hết đợt này đến đợt khác, đảm bảo luôn đủ lượng bê tông cần thiết, không làm thừa vì để lâu ngoài không khí, bê tông sẽ bị cứng lại, không sử dụng được nữa”.
 
Công của các chị được khoán theo số khối xi măng, cụ thể mỗi khối là 150 nghìn đồng, tùy theo mỗi ngày họ làm hết khoảng 20-30 khối. Theo đó, lương một ngày của mỗi người là 300 nghìn đồng, một số tiền khá lớn so với việc chỉ làm nông nghiệp và cuộc sống thôn quê.
 
 
Chị Hiền đang lấy bê tông đổ chân móng công trình.
 
Anh Triển, quản lý công trình xây dựng Nhà văn hóa làng Lộ Bao nói: “Chúng tôi luôn đảm bào an toàn lao động và khối lượng công việc không quá sức với các chị em. Họ làm việc theo giờ hành chính, nếu làm thêm tính thêm công, sáng làm từ 7h đến 11h trưa, chiều từ 2h đến 5h, không quá mệt để không ảnh hưởng đến sức khỏe của họ”.
 
Với thắc mắc tại sao không chọn công việc nhẹ nhàng hơn, chị Thao, một thợ đổ bê tông khác chia sẻ: “Ở đây, ngoài làm ruộng cũng chẳng biết làm gì, nhà nào cũng 3-4 đứa con ăn học, lấy đâu ra tiền mà nuôi? Mà nghề này nghe thế chứ cũng không nặng nhọc gì, cũng chưa thấy ai bị tai nạn nguy hiểm cả”.
 
Góc khuất số phận
 
Chốn thôn quê, đã đành chẳng ai khá giả gì, nhưng hoàn cảnh của chị Thúy đặc biệt hơn, thực sự rất khó khăn. Chị bảo: “Là phụ nữ ai cũng mong làm việc nhẹ nhàng, được nhờ chồng nhờ con, nhưng cái số chị vất vả”
 
 

 
Chị Thúy trong giây phút giải lao ngắn ngủi.
 
Chị tâm sự, chồng chị cũng là thợ xây, hai vợ chồng cùng làm, mỗi tháng cũng đủ nuôi 4 đứa con nhỏ. Vì còn trẻ nên hai người rất chăm chỉ lam làm, mong tương lai con cái được học hành, có công ăn việc làm ổn định, thoát ly lên thành phố với cuộc sống khá giả hơn.
 
Mọi chuyện sẽ chẳng có gì thay đổi, nếu như 5 năm trước, đứa con trai út mới hơn 2 tuổi của chị không may qua đời vì đuối nước và 3 năm sau đó, chồng chị cũng vĩnh viễn ra đi vì một tai nạn lao động. Chị kể: “Hôm đó, anh ấy vẫn đi làm như mọi ngày. Khi anh đang xúc bê tông vào xe đẩy cho chị, cái cần cẩu không may xúc vào dây điện khiến điện bị chập, truyền vào máy trộn xi. Anh mất vì bị điện giật mà chưa kịp chăng chối lại điều gì”.
 
Từ đó đến giờ, chị vẫn ở vậy, đi làm nuôi 3 đứa con ăn học, chị bảo ước muốn lớn nhất của chị bây giờ là các con chị khôn lớn lên người.
 
Không chỉ riêng chị Thúy, những người phụ nữ ở đây đều có một số phận khác nhau “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Tuy công việc vất vả là vậy, họ vẫn yêu nghề lắm. Họ nói: “Mỗi ngôi nhà xây xong là như trút bỏ được gánh nặng, nó như con đẻ của mình vậy, mỗi ngày làm nó hoàn thiện hơn là vui rồi. Dù gì cũng vẫn theo nghề đến khi già yếu mới thôi”.
 
Lê Giang
Tin bài liên quan
Loading...