Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10707
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Vì sao tai nạn lao động ở Hà Nội vẫn cao?
Mặc dù các cấp, các ngành, tổ chức CĐ thủ đô và các DN đã nỗ lực trong công tác an toàn vệ sinh lao động, song những năm qua Hà Nội vẫn là một trong 10 địa phương có số tai nạn lao động và cháy nổ cao nhất cả nước, đặc biệt TNLĐ chết người.
 
Đó là thông tin tại Hội thảo đánh giá thi hành pháp luật về ATVSLĐ giai đoạn 1995-2012, do LĐLĐ TP.Hà Nội tổ chức ngày 12.10.


Cả người quản lý và công nhân đều chưa chú trọng công tác an toàn vệ sinh lao động. Ảnh: Kỳ Anh
 
9 tháng đầu năm 2012: 142 vụ TNLĐ, 35 người chết 
 
Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.Hà Nội Đặng Minh Thuần cho rằng, tình hình TNLĐ, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn TP.Hà Nội vẫn có xu hướng diễn biến phức tạp. Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, sự phát triển của các KCN-CX, sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp (DN) đã ảnh hưởng lớn đến tình hình TNLĐ và cháy nổ trên địa bàn. Chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2012, tại Hà Nội đã xảy ra 142 vụ TNLĐ làm 156 người bị nạn, trong đó TNLĐ chết người là 31 vụ làm 35 người chết, 10 người bị thương nặng. 
 
Một trong những ngành có nguy cơ mất an toàn LĐ với tỉ lệ cao là xây dựng. Nêu thực trạng trong công tác thi công tại các công trường xây dựng, ông Nguyễn Xuân Hùng- Phó Chủ tịch CĐ Xây dựng Hà Nội- cho biết còn nhiều tồn tại chưa được khắc phục như: CN làm việc dưới bán kính quay của cần cẩu khi thi công ép cọc công trình vẫn thường xuyên diễn ra, thậm chí còn đeo bám người trên móc cẩu; việc đầu tư trang thiết bị BHLĐ còn mang tính hình thức, một số mũ BHLĐ được đặt tại văn phòng ban chỉ huy công trường chỉ để đối phó khi có đoàn kiểm tra, các trang thiết bị khác như găng tay, quần áo BHLĐ, ủng, giày còn thiếu. Đáng lưu ý, CN xây dựng hầu hết là LĐ phổ thông, được chủ thầu thuê mướn thời vụ nên ý thức chấp hành nội quy ATVSLĐ còn rất thấp. Ngoài ra, nhiều vi phạm khác của cả người sử dụng LĐ và NLĐ do tiết giảm chi phí và thiếu ý thức trong việc thực hiện quy trình, quy phạm và nội quy công trường. Với ngành công thương, theo Phó Chủ tịch CĐ Công Thương Hà Nội Nguyễn Bá Châu, đặc thù của ngành là gần 80% các DN sản xuất vật chất, chủ yếu nghề cơ kim khí, gia dụng, da giày... do đó, NLĐ cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nguy hiểm, rủi ro, nóng, bụi, độc hại, hóa chất, ánh sáng khó kiểm soát, nguy cơ xảy ra TNLĐ trong quá trình SX cũng rất cao.
 
Vi phạm pháp luật về ATVSLĐ diễn ra phổ biến
 
Tại hội thảo, các ý kiến của CBCĐ, CB quản lý, đại diện các ban, ngành đều khẳng định: “Với trách nhiệm của mình, tổ chức CĐ thủ đô đã cùng cơ quan nhà nước, chính quyền đồng cấp tổ chức, triển khai tốt việc thi hành pháp luật về ATVSLĐ giai đoạn 1995-2012”. Hằng năm, gần 500 cuộc kiểm tra liên ngành do LĐLĐ TP.Hà Nội và các CĐ cấp trên cơ sở phối hợp với chính quyền đồng cấp tổ chức. Mạng lưới ATVS viên với trên 32.000 người đã được các CĐCS chỉ đạo hoạt động bài bản, trở thành lực lượng nòng cốt làm công tác BHLĐ ở cơ sở. Ông Bạch Quốc Việt - Trưởng phòng ATLĐ Sở LĐTBXH Hà Nội - đánh giá cao vai trò của CĐ từ cấp TP đến các quận, huyện, ngành và 8 KCN-CX Hà Nội trong công tác ATVSLĐ, tạo chuyển biến nhận thức cho người NLĐ, người sử dụng LĐ góp phần ngăn ngừa, khống chế, hạn chế các vụ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.
 
Tuy nhiên, tình hình TNLĐ và cháy nổ hằng năm trên địa bàn TP luôn ở mức cao so với cả nước. Tình trạng vi phạm pháp luật, các tiêu chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ tại DN còn diễn ra khá phổ biến, điều kiện LĐ của CN ở một số đơn vị chậm được cải thiện, đặc biệt là khu vực DN vừa và nhỏ, hộ SX cá thể, các làng nghề. Một số chế độ chính sách về BHLĐ đối với NLĐ bị vi phạm nhiều. Việc khai báo, thống kê TNLĐ, bệnh nghề nghiệp của một số DN thực hiện chưa nghiêm túc, nên số liệu TNLĐ được công bố chưa phản ánh đúng thực trạng TNLĐ diễn ra. Nhiều DN có hành vi che giấu, không báo cáo với các cơ quan chức năng khi có TNLĐ xảy ra...”. Ông Ngô Chí Hùng - Phó ban Quản lý các KCN-CX Hà Nội - cho rằng, ngoài những DN vi phạm, tìm cách chống đối, thì “trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước làm công tác ATVSLĐ không đến nơi đến chốn”. Đặc biệt, hệ thống văn bản dưới luật chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập và khó đi vào thực tế. Công tác đo kiểm tra môi trường LĐ hằng năm chưa nghiêm.
 
 Một số đề xuất và kiến nghị của LĐLĐ TP.Hà Nội tại hội thảo: Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm kiện toàn, bổ sung hệ thống các văn bản dưới luật về ATVSLĐ cho phù hợp với các quy định mới của Bộ luật  LĐ sửa đổi năm 2012. Nhà nước xem xét lại việc tái thành lập Thanh tra Nhà nước chuyên ngành về ATVSLĐ phù hợp với thực tế hiện nay, đồng thời nâng mức xử phạt hành chính vi phạm lĩnh vực ATVSLĐ. Tổng LĐLĐVN cần phối hợp với Bộ LĐTBXH và một số bộ, ngành liên quan sớm ban hành các quy chế phối hợp cụ thể, trong đó có công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật ATVSLĐ và điều tra xử lý các vụ TNLĐ.
Tin bài liên quan
Loading...