Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10089
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Vươn tới vùng sâu, vùng xa
Tập đoàn May Hồ Gươm đang tập trung cải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động và mở rộng nhà máy mới tại vùng sâu, vùng xa để tận dụng nguồn lao động tại chỗ.
 
 
 
                            Công nhân ngành may sản xuất hàng xuát khẩu. Ảnh minh họa: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN
 
 
Là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may tiên phong tiến hành cổ phần hóa, tập trung đầu tư vào lĩnh vực mới, tạo môi trường làm việc thuận lợi, Công ty CP Tập đoàn May Hồ Gươm tiếp tục triển khai các chiến lược đầu tư để khẳng định thương hiệu trong ngành dệt may. 
Từ diện tích nhà máy khoảng 1.000 m2, 220 máy may các loại và khoảng 120 công nhân, đến giai đoạn 2000-2010, là chặng đường 10 năm phát triển nổi bật của May Hồ Gươm, mỗi năm công ty mở thêm 1 nhà máy với 7 nhà máy xí nghiệp thành viên. Từ năm 2011-2015, công ty củng cố thêm các nhà máy và mở rộng thêm 3 nhà máy mới.
 
Hiện, các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành như Hưng Yên, Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng, Yên Bái, Bắc Ninh… 
 
Mặc dù kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn nhưng doanh thu công ty giai đoạn 2011-2015 luôn duy trì mức tăng trưởng từ 10-15%, Công ty liên tục tìm các biện pháp đổi mới công nghệ và cải tiến kỹ thuật để giảm giờ làm cho người lao động, tăng thu nhập và đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường nước ngoài. 
 
Đến nay, Công ty có 9 nhà máy may và 1 xưởng bao bì carton, tạo việc làm thường xuyên cho 3.000 công nhân với thu nhập từ 5 triệu đồng đến 7,5 triệu đồng /người/tháng.
 
Đặc biệt, đón bắt xu hướng phát triển của thị trường ngành may, năm 2013, công ty đầu tư vào dây chuyền sản xuất Veston nam với mức đầu tư 2 triệu USD. Đây là sản phẩm đỉnh cao của ngành may. Đầu năm 2016, công ty cho ra đời những sản phẩm đầu tiên, và xuất khẩu đi châu Âu, Mỹ.
 
Mới đây, ngoài việc đầu tư xưởng sản xuất, công ty hoàn thiện Tòa nhà thương mại Hồ Gươm Plaza và khởi động một số dự án về nông nghiệp công nghệ cao. Hiện tại,
 
Công ty có 11ha đất tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh và phối hợp với một doanh nghiệp Nhật Bản để trồng tía tô xanh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Sản phẩm trồng trong nhà kính và có biện pháp chống lại thiên tai để không bị phụ thuộc vào tự nhiên. Hiện dự án đã có những lô hàng đầu tiên xuất khẩu sang Nhật, phục vụ trong các nhà hàng trung và cao cấp.
 
Với phương châm coi trọng nhân lực là nguồn tài sản quý giá nhất nên công ty thường xuyên thực hiện chiến lược tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; định kỳ kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo hộ lao động, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động.
 
Bà Ninh Thị Ty, Chủ tịch Tập đoàn Hồ Gươm chia sẻ, tất cả sự phát triển mạnh mẽ của Hồ Gươm đều xuất phát từ mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động. Thực tế, nếu với mức thu nhập của người lao động ngành may, thì cả đời tích cóp cũng không mua được một căn hộ chung cư để sống.
 
Do đó, Ban Lãnh đạo May Hồ Gươm đã quyết định đầu tư xây dựng tòa nhà Hồ Gươm Plaza với gần 800 căn hộ, trước tiên dành phục vụ cho nhu cầu nhà ở cán bộ công nhân viên của Tập đoàn với nhiều ưu đãi. 
 
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), nhìn nhận tầm nhìn chiến lược của Tập đoàn Hồ Gươm, như đi tiên phong trong việc đầu tư nhà máy ra vùng ngoại tỉnh, tìm thị trường mới và phát triển sang các lĩnh vực cốt lõi khác như đào tạo, bất động sản, nông nghiệp và công nghệ phần mềm…
 
Ông Phí Việt Trịnh, Tổng giám đốc May Hồ Gươm cho biết, thời gian tới Tập đoàn Hồ Gươm tập trung cải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động và mở rộng nhà máy mới tại vùng sâu vùng xa để tận dụng nguồn lao động tại chỗ. Giai đoạn 2016-2020, Công ty tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thêm nhà máy mới và tiếp tục dịch chuyển lên làm hàng ODM (thiết kế sản xuất theo đơn đặt hàng)./.
 
Hằng Trần/Bnews/TTXVN
Tin bài liên quan
Loading...