Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 3
Tổng lượt truy cập: 10306
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Xoa dịu nỗi đau
Nhân Tháng hành động về an toàn - vệ sinh lao động, LĐLĐ TP HCM đã tổ chức gặp gỡ, tặng quà, thăm hỏi, động viên công nhân bị tai nạn lao động
 
 
Buổi họp mặt công nhân (CN) bị tai nạn lao động do LĐLĐ TP HCM tổ chức chiều 6-5 diễn ra trong không khí thật ấm áp. Lãnh đạo Thành ủy và LĐLĐ TP HCM đã thăm hỏi, động viên những CN không may mắn. Những cái bắt tay, những phần quà tuy nhỏ bé nhưng thể hiện sự quan tâm chân thành đã khiến nhiều CN không kìm được xúc động.
 
Về nhà trên chiếc xe lăn
 
350 CN có mặt trong buổi họp mặt mỗi người một hoàn cảnh nhưng ai cũng mang những vết tích của tai nạn. Có người mất một cánh tay, một chân, một mắt hoặc mang rất nhiều vết thương bên trong.
 
 


Lãnh đạo Thành ủy và LĐLĐ TP HCM thăm hỏi, động viên công nhân bị tai nạn lao độngẢnh: HOÀNG TRIỀU
 
Đến với chương trình trên chiếc xe lăn, anh Nguyễn Văn Thảo, nguyên CN Công ty TNHH Liên Minh - KCX Tân Thuận, cho biết đây là một trong những dịp hiếm hoi anh ra ngoài. Tai nạn xảy ra vào năm 1995, khi anh đang là CN bảo trì của công ty. Trong một lần chui xuống bên dưới máy để sửa, anh bị cả dàn máy ngã đè lên người. Tai nạn xảy ra không ai hay, Thảo cũng không biết anh nằm dưới dàn máy ấy bao lâu. Khi có người phát hiện, đưa được Thảo ra ngoài, anh đã ngất xỉu. Tai nạn làm anh bị gãy cột sống, gãy xương mặt, gãy mũi với tỉ lệ thương tật 93%.
 
Anh Thảo nằm viện nửa năm. Khi trở về nhà, bạn đồng hành của anh là chiếc xe lăn. Bác sĩ cứu được tính mạng nhưng không cứu được đôi chân anh. Nó hoàn toàn mất cảm giác và anh cũng từ bỏ luôn công việc của một thợ máy.
 
"Tôi may mắn có vợ chăm nom, lo lắng, đỡ đần hết việc nhà, gánh luôn gánh nặng kinh tế gia đình. Hiện nay, tôi sống nhờ vào trợ cấp 2,9 triệu đồng/tháng. Còn vợ làm CN nên thu nhập rất thấp. Tôi chỉ mong mình tìm được một việc gì đó phù hợp với sức khỏe để đỡ đần cho vợ, nuôi 2 con nhỏ" - anh Thảo bộc bạch.
 
Vượt qua nghịch cảnh
 
Một hiện trạng thường thấy ở những CN bị tai nạn lao động: khi người chồng bị tai nạn, người vợ hết lòng chăm sóc; ngược lại, những nữ CN bị tai nạn lao động thường không may mắn trong tình cảm, đa số đều bị chồng hoặc người yêu bỏ rơi để tìm hạnh phúc mới. Thế nhưng, chị Nguyễn Thị Ngọc Dung (từng là nhân viên bán hàng Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản Vissan) là một ngoại lệ. Với một mắt hoàn toàn không nhìn thấy, gương mặt biến dạng sau tai nạn nhưng chị vẫn được chồng yêu thương, chăm sóc tận tình.
 
Năm 1990, trên đường đi làm về, chị Dung bị tai nạn giao thông. Vụ tai nạn làm chị vỡ nát xương mặt, gãy xương hóc mắt, gãy xương gò má với tỉ lệ thương tật 71%. Chị đã hôn mê suốt một tháng trong bệnh viện. "Tỉnh dậy, tôi vô cùng hoảng sợ khi nhìn thấy mặt mình trong gương. Mặt tôi gần như biến dạng. Lúc ấy tôi mới 18 tuổi. Tôi đã khóc rất nhiều. Mọi thứ dường như sụp đổ. Tôi không muốn sống nữa nhưng gia đình, người thân luôn ở bên cạnh, động viên tôi phải biết quý sự sống của mình" - chị nhớ lại.
 
Chị Dung đã không chống chọi với tai nạn một mình khi người yêu ngỏ lời xin cưới. Qua vài chục lần phẫu thuật, chỉnh sửa khuôn mặt, chị mới chấp nhận làm đám cưới với anh. Vợ chồng họ đã có với nhau 2 đứa con kháu khỉnh, khỏe mạnh.
 
Hoàn cảnh hiện nay của chị Dung rất khó khăn khi mắt trái của chị hoàn toàn không nhìn thấy, mắt phải thị lực chỉ còn 2/10. Chồng chị làm nghề tự do, ai thuê gì làm đó nên thu nhập cũng rất bấp bênh. Cả gia đình hiện phải ở nhờ nhà người chị ở huyện Củ Chi, TP HCM. Chị bày tỏ: "Tôi rất vui khi được tổ chức CĐ quan tâm, thăm hỏi, tặng quà. Nếu được ước mơ, tôi ước mình nhiều sức khỏe, có việc làm để có tiền nuôi con ăn học, khôn lớn". 
 
Bà Trần Kim Yến, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM:
 
Chú trọng an toàn lao động
 
Tôi mong muốn các anh chị CN bị tai nạn lao động tích cực rèn luyện để vượt qua khó khăn của bản thân, cùng vươn lên trong cuộc sống, vượt qua chính mình để tiếp tục làm việc, sống vui, sống khỏe. Tôi cũng mong lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, chú trọng hơn về công tác an toàn - vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường, thường xuyên nhắc nhở và chấn chỉnh kịp thời các hành vi vi phạm, gây mất an toàn của người lao động. Tổ chức CĐ các cấp cần hành động thiết thực, thể hiện trách nhiệm cao nhất đối với công việc đang phụ trách, phối hợp thường xuyên trong việc đào tạo và huấn luyện cho người lao động, vận động người lao động thực hiện tốt các quy định về bảo hộ lao động, rà soát kiểm tra các quy định, quy trình lao động sản xuất để bảo đảm an toàn…
 
 
Hồng Đào
Tin bài liên quan
Loading...