Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10624
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Xử phạt mũ bảo hiểm không đạt chuẩn: Còn nhiều bất cập
Dù từ ngày 1-7, quy định xử phạt về MBH không đạt chuẩn chính thức có hiệu lực trên toàn quốc nhưng ngành chức năng vẫn chủ trương nhắc nhở, tuyên truyền là chính. Căn nguyên bởi có nhiều vướng mắc mà nếu không có giải pháp thì việc “nhắc nhở” khiến luật khó thành hiện thực. 
 
Sau nhiều ngày đi khảo sát thực tế, ông Nguyễn Ngọc Tường - Phó Ban chuyên trách Ban ATGT TP Hồ Chí Minh đã làm rõ vướng mắc này.
 
Ông Nguyễn Ngọc Tường: Thực hiện kế hoạch số 69 của UB ATGT Quốc gia và kế hoạch của Ban ATGT thành phố, từ ngày 30-6, Ban ATGT đã tiến hành kiểm tra về việc chấp hành đội MBH của người dân trên địa bàn. Mục đích lớn nhất là kiểm tra và nhắc nhở người tham gia giao thông để làm sao chuyển đổi ý thức đội MBH đúng chất lượng khi tham gia giao thông nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng cho người đi đường. Thứ hai, việc đội MBH đúng chất lượng không phải vì mục đích kéo giảm TNGT mà là giảm thiểu tối đa rủi ro cho người tham gia giao thông.
 
Trong thời điểm này, Ban ATGT và Công an thành phố cũng chưa xác định sẽ xử phạt những trường hợp đội MBH rởm mà chủ yếu xử phạt những trường hợp không đội MBH, đội không cài quai, cài không đúng quy định và đội mũ mà không phải MBH (như mũ thời trang, mũ bảo hộ cho công nhân, người lao động…) như thời gian qua đã làm. 
 
PV: Chỉ dừng ở việc kiểm tra và nhắc nhở như vậy liệu có mang lại hiệu quả không, thưa ông?
 
Ông Nguyễn Ngọc Tường: Thực tế, thời điểm này, việc kiểm tra, nhắc nhở vẫn là biện pháp phù hợp nhất, bởi lực lượng công an chỉ có chức năng xử phạt nhưng việc phân biệt MBH thế nào là không đạt chuẩn thì thuộc về đơn vị khác. Do đó, lực lượng công an cũng không thể phát hiện và chứng minh được bất cứ người tham gia giao thông nào đội MBH không đạt chất lượng. 
 
PV: Giải pháp cho tình huống này thế nào thưa ông?
 
Ông Nguyễn Ngọc Tường: Trước hết, phải phân định rõ chức năng của từng cơ quan chức năng liên quan. Theo đó, UBND TP giao cho Sở Khoa học - Công nghệ thành lập tổ liên ngành kiểm tra và xử lý MBH không đạt chất lượng. Cụ thể, Sở Khoa học – Công nghệ sẽ kiểm tra chất lượng sản xuất MBH; lực lượng quản lý thị trường (Sở Công thương) cùng cơ quan chức năng quận, huyện (địa điểm kinh doanh thuộc phạm vi địa bàn) sẽ kiểm tra thị trường mua bán MBH; Sở Tài chính kiểm soát giá cả; Ban ATGT TP sẽ phổ biến, tuyên tuyền việc đội MBH cho người dân; lực lượng Công an thành phố sẽ kiểm tra và xử lý người vi phạm. Thứ hai, cần phối hợp chặt chẽ và đồng bộ các cơ quan chức năng trên để rà soát, kiểm tra, phát hiện và xử lý những trường hợp sản xuất MBH giả; nhập khẩu những loại MBH không đảm bảo chất lượng; kinh doanh, mua bán các loại MBH không phải là MBH trên địa bàn... Đặc biệt lưu ý, chúng ta cần phải làm ngày từ gốc chứ không phải đợt tới khi người dân mua và đội MBH trên đầu rồi lực lượng công an mới xử lý.
 
 
TP Hồ Chí Minh sẽ kiểm tra chặt mũ bảo hiểm có trợ giá.
 
PV: Được biết, năm nay, TP Hồ Chí Minh tiếp tục đổi MBH có trợ giá giai đoạn 2. Vậy, chương trình có sự khác biệt gì so với năm 2013 (giai đoạn 1)?
 
Ông Nguyễn Ngọc Tường: Khác biệt lớn nhất là trong tổng số hàng chục đơn vị sản xuất MBH có uy tín trên địa bàn thành phố thì Ban ATGT TP cùng các đơn vị chức năng liên quan sau khi sàng lọc và kiểm định chất MBH tại từng doanh nghiệp đã chọn ra được 2 doanh nghiệp (thay vì 8 doanh nghiệp trong năm 2013) đạt mọi tiêu chuẩn gồm: Công ty TNHH sản xuất, thương mại nhựa Chí Thành V.N và Cơ sở sản xuất nhựa công nghiệp Đức Huy. Việc đổi MBH tại các điểm đổi sẽ do chính 2 doanh nghiệp trên đứng ra tiến hành đổi cho người dân (thay vì cơ quan nhà nước cùng tham gia như năm ngoái) nhằm tăng cường trách nhiệm của chính doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tiến hành treo các mẫu MBH để đổi thì cơ quan chức năng sẽ kiểm tra bất kỳ mẫu nào, thậm chí mang các mẫu đó để đi kiểm định lại, nếu có sai sót doanh nghiệp đó phải tự chịu trách nhiệm, thậm chí là thu hồi toàn bộ các mẫu (kể cả đã đổi cho người dân) sai phạm.
 
Ngoài ra, nếu các doanh nghiệp này vi phạm, Ban ATGT TP sẽ tiến hành công bố trước báo, đài về điều này. Điều này đồng nghĩa, các doanh nghiệp phải lấy uy tín và chất lượng của mình ra đảm bảo. Điều này cũng tránh được sự trà trộn của các doanh nghiệp bên ngoài vào chương trình để đổi MBH không đạt chất lượng như năm ngoái. 
 
Chương trình đổi MBH chất lượng có trợ giá sẽ tiến hành trong vòng 1 tháng (từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8), với khoảng trên 20 điểm đổi MBH khắp các quận, huyện. Mức giá hỗ trợ dao động từ 30 đến 40%/mũ so với giá chuẩn niêm yết bán ra trên thị trường của doanh nghiệp này. 
 
Xin cảm ơn ông! 
Công ty TNHH sản xuất, thương mại nhựa Chí Thành V.N (một trong hai đơn vị tham gia đổi MBH trợ giá năm 2014) cho biết, Công ty sẽ tổ chức chiến dịch đổi MBH giả, cũ, kém chất lượng lấy MBH đạt chuẩn với mức trợ giá cho người dân từ 40.000 đồng đến 100.000 đồng (giá niêm yết của Chí Thành V.N nhiều năm qua và thống nhất trên toàn Quốc). Ngoài ra, Chí Thành V.N sẽ hỗ trợ thêm 10.000 đồng/mũ cho gia đình chính sách, hộ nghèo. Bên cạnh đó, cam kết chấp hành các quy định của nhà nước trong sản xuất, kinh doanh MBH, MBH đổi cho người dân phải đạt quy chuẩn chất lượng QCVN:02:2008BKHCN; không tăng giá trong thời gian trợ giá.
Tin bài liên quan
Loading...