Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10520
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Xứng đáng là điểm tựa vững chắc của người lao động
Hôm nay, các đại biểu tề tựu đông đủ về Thủ đô dự Đại hội Công đoàn (CĐ) Việt Nam lần thứ XI. Nhìn lại nhiệm kỳ vừa qua, dù chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tình hình lao động, việc làm, thu nhập của người lao động (NLĐ) rất khó khăn; nhưng chính trong khó khăn đó, vai trò của tổ chức CĐ càng thể hiện rõ hơn. 


 
Với mục tiêu "Hướng mạnh về cơ sở để chăm lo, bảo vệ quyền lợi NLĐ", các cấp CĐ đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình hành động thiết thực, là điểm tựa vững chắc cho NLĐ…
 
Nỗ lực bảo đảm các quyền lợi của NLĐ
 
Hiện nay, số lượng lao động của cả nước trong độ tuổi từ 15 đến 60 đang làm việc trong các thành phần kinh tế có hơn 50,3 triệu người. Riêng số lao động làm công, hưởng lương có khoảng 15 triệu người, trong đó hơn 1,7 triệu người làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, hàng chục vạn người đang làm việc theo hợp đồng có thời hạn. Mỗi năm cả nước có trên 1 triệu người bước vào tuổi lao động. Cơ cấu đội ngũ lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ trong các ngành giáo dục, y tế, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng và khu vực kinh tế ngoài nhà nước, giảm tỷ lệ trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và khu vực kinh tế nhà nước. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt khoảng 42%, đào tạo nghề khoảng 30%...
 
 
5 năm qua, tổ chức CĐ đã giới thiệu hơn 462 nghìn đoàn viên CĐ ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng; hơn 360 nghìn người được kết nạp vào Đảng. Từ năm 2008 đến hết năm 2012, các cấp công đoàn cả nước đã kết nạp mới được gần 3,3 triệu đoàn viên, thành lập mới gần 30 nghìn CĐCS. Tính đến hết năm 2012, cả nước có hơn 7,9 triệu công đoàn viên và hơn 114 nghìn CĐCS. So với năm 2008, tăng hơn 1,7 triệu đoàn viên và hơn 21 nghìn CĐCS.

Ông Hoàng Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, nhiệm kỳ 2008-2013, các cấp CĐ đã phối hợp thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, hằng năm vận động được hơn 95% cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị CBCC và hơn 93% DN nhà nước tổ chức đại hội CNVC, hơn 55% công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có tổ chức CĐ tổ chức hội nghị NLĐ. Hoạt động của ban thanh tra nhân dân ở cơ sở được nâng cao với tỷ lệ 58% được đánh giá tốt và khá. Tổng Liên đoàn xây dựng nghị quyết về "Đổi mới, nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và tổ chức thực hiện thỏa ước lao động tập thể" và chỉ đạo 100% LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành TƯ, CĐ tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chú trọng thực hiện. Đáng mừng là, chất lượng thỏa ước được nâng lên với nhiều điều khoản có lợi cho NLĐ. 
 
CĐ cả nước đã triển khai nhiều chương trình chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ. Tiêu biểu như chương trình Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và các loại quỹ trợ giúp khác của CĐ ngành, địa phương, cơ sở giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho hơn 50.000 đoàn viên, NLĐ. Song song với đó "Tháng Công nhân" gắn với kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động (1-5) được tổ chức ngày càng sâu rộng, tạo điểm nhấn về nâng cao số lượng, chất lượng các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần NLĐ. Trong Tháng Công nhân, khắp nơi đồng loạt tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao do CĐ tổ chức đã thu hút hàng triệu lượt người tham gia, đánh dấu bước phát triển trong đổi mới hình thức tập hợp đoàn viên, NLĐ. 
 
Ông Trần Văn Thực, Chủ tịch LĐLĐ Hà Nội cho biết, tại Hà Nội, nhiều ngành, địa phương sáng tạo các hoạt động "Cùng công nhân vượt khó", "Chăm lo đời sống công nhân", "Tuần lễ thanh niên công nhân", "Hát cho công nhân nghe, nghe công nhân hát", hiến kế tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, chia sẻ khó khăn với đoàn viên, NLĐ bị tai nạn lao động, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đưa các hoạt động văn hóa, thể thao đến cơ sở. 
 
Còn nhiều thách thức 
 
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng trong tình hình hiện nay, phong trào công nhân, hoạt động CĐ đứng trước nhiều thách thức. Đó là chất lượng lao động nói chung còn thấp, 90% xuất thân từ nông thôn trình độ văn hóa thấp, tính chuyên môn, trình độ tay nghề và kỹ năng sống hạn chế. Bên cạnh đó, điều kiện làm việc của NLĐ chậm được cải thiện; công nghệ, thiết bị lạc hậu, thủ công, vẫn chiếm tỷ lệ cao; CNLĐ vẫn phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, môi trường bị ô nhiễm, không bảo đảm các điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân hằng năm xảy ra hơn 5.000 vụ tai nạn lao động, với gần 600 người bị chết. Song thực tế con số này còn lớn hơn rất nhiều, nhất là ở khu vực DN ngoài nhà nước. Việc phòng chống bệnh nghề nghiệp cho NLĐ ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức; số người mắc bệnh mạn tính do nghề nghiệp tăng cao, sức khỏe bị giảm sút. Các vi phạm về an toàn và vệ sinh lao động không được xử lý nghiêm minh, kịp thời. Các vi phạm những quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, nợ lương, vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động, BHXH, BHYT, bảo hộ lao động còn phổ biến. 
 
Giải quyết những thách thức này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của tổ chức CĐ, song đây cũng là cơ hội để các cấp CĐ phát huy vai trò trách nhiệm cao nhất trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền lợi CNVCLĐ, nâng cao vị thế tổ chức CĐ trong tình hình mới…
Tin bài liên quan
Loading...